Cây Sưa đỏ – Một trong những loại cây lấy gỗ quý hiếm có giá trị bạc tỷ tại Việt Nam
Cây Sưa đỏ được xếp vào nhóm cây gỗ quý và có giá trị kinh tế cao; ngày càng được nhân rộng diện tích trồng ở Việt Nam. Ngoài mục đích lấy gỗ, cây còn tạo cảnh quan đẹp mắt với những tán lá xanh mướt; những chùm hoa trắng nhỏ xinh thoảng hương thơm dịu nhẹ.
Nguồn gốc, đặc điểm khu vưc phân bố cây gỗ sưa
Nguồn gốc:
- Cây sưa đỏ có tên gọi khác là: cây gỗ sưa, cây huỳnh đàn, cây trắc thối, cây huê, là cây trồng thuộc họ đậu.
- Cây được trồng nhiều ở vỉa hè hoặc công viên là loại gỗ có giá trị kinh tế cao.
- Cây được dùng để làm cây bóng mát, hút khí độc hại trả lại bầu không khí trong lành,
- Giá trị tốt nhất của cây gỗ sưa là làm hàng gia dụng bàn ghế thờ cúng, tượng phật, thần tài, ông địa…
Đặc điểm cây gỗ sưa:
- Cây sưa là cây gỗ lớn, ưa sáng, sinh trưởng trung bình.
- Cây trưởng thành có chiều cao cây lên tới 20 mét, đường kính đến 0,8 mét
- Trong 1-2 năm đầu cây sinh trưởng rất nhanh; cây vươn dài tới 4-5m và uốn cong như cần câu. Đến cuối tuổi 3 sang tuổi 4 cây sẽ tự vươn thẳng.
- Cây sưa rất dẻo và dai, chống chịu bão gió rất tốt, cành sưa không bao giờ bị gẫy. Nếu bị nghiêng một thời gian sau lại tự thẳng lại được.
Cây sưa đỏ
Khu vực phân bố
Cây sưa được gây trồng tại một số tỉnh ở miền Bắc như: Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên…
Giá trị kinh tế gỗ sưa
Sưa có 2 loại:
- Sưa đỏ có đặc điểm là hoa có màu vàng, lá mọc so le, thân cây mốc, sù sì và quả chùm, khi chín quả không tự tách.
- Sưa trắng có đặc điểm là hoa có màu trắng, lá mọc đối xứng, thân cây xanh, nhẵn, quả đơn khi chín tự tách.
Hiện nay trên thị trường chỉ thu mua gỗ sưa đỏ, vì vậy người dân khi trồng cần lựa chọn đúng giống sưa đỏ.
Đặc điểm, phân loại cây sưa đỏ
Cây sưa đỏ là một loại cây thân gỗ lớn thường với những đặc điểm rất dễ nhận biết như:
- Loài cây này thuộc cây thân gỗ, thân cây chắc, tán lá xòe rộng, có chiều cao trung bình từ 6 – 12m. Cây này đang được xếp vào hàng quý hiếm và được bảo tồn.
- Lá cây có hình dạng giống lông chim, 1 cành lá sẽ có 10 -15 lá thường mọc so le nhau, lá màu xanh lục.
- Hoa có màu vàng nhạt, mọc thành từng chùm và mùa hoa sẽ bắt đầu từ tháng 2 hoặc tháng 3 hằng năm.
- Gỗ có màu nâu hơi đỏ, thớ gỗ mịn nên thường dùng làm nguyên liệu để đóng bàn ghế, cửa,…
Hoa của cây Sưa đỏ có màu vàng nhạt
Cách trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
Lựa chọn cây giống
- Nên lựa chọn những cây giống có chiều cao từ 30 – 100cm, được ươm khoảng từ 3 – 6 tháng tuổi và đường kính của rễ từ 4-5mm.
- Khi lựa cây giống nên chú ý không nên chọn những cây không có sâu bệnh.
Cây sưa đỏ giống tại cây giống Quyền Mai
Chuẩn bị đất trồng
Là giống cây chịu được môi trường có độ ẩm thấp, nên khi chuẩn bị đất bạn cần làm ẩm đất.
- Trộn đất với phân vi sinh và phân chuồng để đảm bảo đất được tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng cho cây phát triển tốt.
- Diện tích mỗi hố đất để đặt cây vào thích hợp nhất là 50*50*50cm.
Thời vụ gieo trồng
Mỗi miền sẽ có thời tiết khác nhau nên mùa vụ gieo trồng sẽ cũng khác theo. Đối với miền Bắc thời vụ tốt nhất để giao trồng là tháng 2 – tháng 4; khu vực Bắc Trung bộ sẽ từ tháng 8 – tháng 11, khu vực Nam Trung bộ tháng 10 – tháng 1; Miền Nam và Tây Nguyên sẽ từ tháng 6 – tháng 9.
Kỹ thuật gieo trồng cây sưa đỏ
- Bước 1: Sau mua cây giống về bạn bỏ đi bì ni lông lớp ngoài và gọt bớt bầu đất, giữ lại lớp đất rễ bám.
- Bước 2: Đặt cây giống vào hố đã đào sẵn
- Bước 3: Đắp đất xung quanh và ấn đất sao cho cây đứng vững để cây không bị đổ ngã.
Cách chăm sóc cây sưa đỏ
Đây là một loài cây dễ trồng, thích hợp trong những khu vực nhiều ánh sáng nên việc chăm sóc cũng khá đơn giản.
Kỹ thuật tưới nước
Đây là loài cây ưa ẩm, nên việc tưới nước từ 2-3 lần/ tuần là đã cung cấp đủ lượng nước nuôi cây.
Cắt tỉa cành cây
Việc cắt những cành cây bị khô, già sẽ giúp cây đâm chồi non, kích thích những mầm mới tăng trưởng, và giảm bớt tình trạng sâu hại cho cây.
Bón phân cho cây
Trong 3 năm đầu, giai đoạn cây đang phát triển nên làm cỏ quanh gốc và bón phân 2-3 lần/năm, với lượng phân từ 0.1-0.2kg phân NPK/ cây.
Trong những năm tiếp theo, nên làm cỏ 1-2 lần/ năm và kèm theo công đoạn bón phân. Lưu ý nên tăng 0.1-0.2kg phân NPK/ cây theo mỗi tuổi để cây có đầy đủ chất dinh dưỡng.
Phòng ngừa sâu bệnh cho cây
Đây là loài cây có mùi thơm đặc biệt nên xua đuổi được côn trùng. Vậy nên loài cây này rất ít sâu bệnh. Bà con cần chú ý những loài nấm bệnh còn sống trong đất. Và xử lý bằng cách bón vôi xung quanh gốc cây 1-2 lần/năm.
Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây sưa đỏ
- Để cây được sống tươi tốt, khi mới bắt đầu trồng cần lựa chọn loại đất phù hợp để trồng.
- Chú ý về thời tiết, lượng nước tưới cây phù hợp.
- Đảm bảo cây trồng nhận được lượng ánh sáng thích hợp để phát triển.
- Bón phân, phòng ngừa sâu bệnh cho cây.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.