Nhắc đến Phật giáo, người ta không thể quên nhắc đến hai loại cây linh thiêng là Bồ đề và Sa la. Trong đó, cây Sa la là nơi Đức phật sinh ra. Không những vậy, Sa la còn dùng làm thuốc rất hữu hiệu và bổ ích.
Cây Sala – Loài cây linh thiêng trong Phật giáo
- Tên thường gọi: Cây sala, Cây vô ưu, Cây ưu đàm, Ngọc Kỳ Lân
- Tên khoa học: Shorea Robusta
- Họ: Dầu
- Nguồn gốc: Guyana (Nam Mỹ)
- Phân bố chủ yếu: Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Lạp, Nam Á và Đông Nam Á
Đặc điểm cây Sa la
- Hình dáng bên ngoài: Cây sa la là cây thân gỗ lớn, thẳng, chất gỗ cứng cây cao khoảng 30 – 35m. Đường kính của thân cây khoảng 1m, đường vanh (tức là đo vòng tròn thân cây) khoảng 2.5m
- Vỏ: Cây sa la có màu nâu, có nhiều vết nứt dọc, xù xì từ gốc lên đến ngọn cây.
- Cành: Cành của cây sa la cong queo và được chia thành nhiều nhánh nhỏ, ở cuối cành và nhánh là hoa
- Lá: Lá cây sa la dày, màu xanh đậm, nổi gân rõ, lá dài khoảng 10 – 25cm, rộng khoảng 5 – 10cm. Lá được xếp ngang nhau từ đầu cành đến cuối cành
- Hoa: Hoa sa la có màu trắng, có 5 cánh mỏng, có chùm nhụy vàng ở tâm hoa. Khi hoa bung cánh nở nhìn tựa như sao vàng 5 cánh trông rất bắt mắt
- Quả: Cây sa la hoa trắng không có quả. Hạt cây nằm ở hoa.
Ý nghĩa cây Sala
Theo dân gian truyền rằng, khi về già đau yếu, Đức phật Thích Ca đã chọn rừng Sa la để làm nơi Niết Bàn (dịch theo tiếng việt là nơi yên nghỉ). Do vậy cây sala thường được gắn liền với đạo phật và được trồng trước cửa đền, chùa.
Cây sala còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tâm hồn trong trắng, thanh cao, thanh khiết, thư thái, thanh tịnh.
Theo phong thủy của người Việt thì trồng cây sala trong khuôn viên nhà mình sẽ luôn mang lại sự an lành, may mắn, hạnh phúc.
Tác dụng của cây sa la
-
Tác dụng làm cảnh, trang trí
Tuy mới được du nhập vào nước ta chừng vài năm nhưng cây sa la đã được nhiều nhiều người chơi cây cảnh săn đón bởi đây là loài cây có nhiều giá trị khác nhau.
Cây sa la có thân thẳng đứng, vươn cao, có hoa đẹp và mùi hương quyến rũ. Vì vậy thường là nơi dừng chân của du khách hay những người tu hành để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn giá trị linh thiêng của loài cây này.
Tán cây sa la rất rộng, thân cao,thường được trồng để làm bóng mát ở các nơi như: Đền, chùa, công viên, khu đô thị. Ngoài ra còn được trồng để phủ xanh đồi núi trọc, tạo bầu không khí trong lành, cùng với nhiều loài cây khác từ đó làm lá phổi xanh cho nhân loại.
-
Tác dụng chữa bệnh
Các bộ phận của cây sa la đều có công dụng tốt đối với sức khỏe con người như:
-
- Lá cây sala thì dùng để đun tắm chữa trị các bệnh ngoài da, một số người còn dùng lá non để chữa đau răng.
- Nhựa cây sala có tính kháng sinh, kháng nấm mạnh, do đó còn được dùng để khử trùng vết thương,giảm đau tại chỗ rất tốt.
Những người thích nghiên cứu về trà đạo đã dùng hoa sala sao khô rồi đem hãm nước uống như trà xanh. Điều đó có tác dụng giảm chứng mất ngủ, đường huyết cũng ổn định. Người bệnh Tăng đường huyết cũng nên áp dụng phương pháp này để thay thế cho các các loại tân dược hiện nay.
Ngoài ra theo nghiên cứu của ngành Y dược Ấn Độ thì cây sa la còn được dùng để chữa bệnh phụ khoa của phụ nữ.
-
Tác dụng khác
Ở Ấn Độ hoa sala còn được dùng để thờ cúng bàn thờ Phật. Đặc biệt là những cặp đôi hiếm muộn với mong muốn con cái đầy đàn, sung túc no đủ.
Cây sala có chất gỗ cứng, thân to nên còn được dùng trong nghề Mộc, để chế tác, trạm trổ ra những bộ bàn ghế, giường, tủ..
Cây hoa sala còn là nguồn cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ để sáng tác nên những vần thơ hay những bài hát vô cùng ý nghĩa về đức Phật từ bi.
Có nên trồng cây Sala không?
Nếu chọn cây sa la là cây cảnh thì nên đặt ở hướng Đông. Vì theo quan niệm của người Việt, hướng đông là hướng mặt trời mọc, cây được chiếu sáng đầy đủ sẽ phát triển tươi tốt. Trồng cây ở hướng này sẽ đem lại sự thịnh vượng, phát tài phát lộc cho gia chủ.
Tuy nhiên, bởi vì tán cây sala thường lớn nên bạn không được trồng cây ở trước nhà sẽ ảnh hưởng đến vận may và phong thủy của ngôi nhà.
Cách trồng cây Sala
Cây sa la là cây dễ trồng và chăm sóc, để cây phát triển tốt cũng phải có chế độ chăm sóc nhất định. Bên cạnh đó, là cây ưa ánh sáng nên cây sa la phải được trồng ở nơi thoáng rộng để cây quang hợp tốt.
Cây sa la trồng được trên nhiều thổ nhưỡng khác nhau như đất phèn, đất phù sa, đất nâu đen, đất pha cát… Nhưng có lẽ loại đất giúp cho cây phát triển mạnh nhất là đất xốp, tơi, ẩm chất đất này cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhất.
Cây sa la được nhân giống bằng cách gieo hạt, khi hạt nảy mầm, cây cao khoảng 40cm là đem trồng được.
1. Cách trồng cây sala
Chọn hướng để trồng cho phù hợp rồi đào đất rộng hoặc sâu tùy vào kích thước của cây giống. Sau đó dùng phân vi sinh để lót , trộn đất và phân đều nhau rồi tiến hành trồng. Cây sa la chỉ trồng ở ngoài đất vì cây có thân to, cao, ưa ánh sáng. Nếu trồng trong chậu cây cảnh trong nhà sẽ chiếm diện tích không gian nhà bạn và cây cũng kém phát triển.
2. Cách chăm sóc
Sau khi trồng, cây sa la phải được tưới nước thường xuyên mỗi ngày. Đất giữ ẩm tốt cây sẽ khỏe mạnh và lớn nhanh. Mỗi năm nên bón ít nhất là 2 lần phân hữu cơ để cung cấp các yếu tố trung – vi – lượng cần thiết cho cây.
Ngoài ra cũng phải thăm nom cây sa la thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và xử lý kịp thời. Các loại bệnh thường gặp là: Sâu xanh, rệp, nấm, nhưng bạn không nên lo lắng vì hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc trị các bệnh này rất hiệu quả.
Thông tin liên hệ:
- Vườn ươm Quyền Mai
- Địa chỉ: Sông Trầu, huyện Trảng Bom, Đồng Nai
- Điện thoại: 0945.256.900
- Website:
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.