Cây Hồng lộc là giống cây có tán lá đẹp với màu sắc bắt mắt và mang nhiều ý nghĩa cao quý như chính tên gọi của mình. Cũng bởi lý do này mà đây là một trong những loài cây cảnh được ưa chuộng và trồng nhiều tại các công trình lớn nhỏ nhằm tạo cảnh quan và mang lại may mắn, tài lộc.
Đặc điểm hình thái của cây Hồng lộc
- Cây hồng lộc là loài cây thân gỗ bụi. Độ cao tối đa của cây có thể đạt tới 3-4m. Tuy nhiên ở Việt Nam, cây bị hạn chế độ cao, do vậy ta chỉ thường gặp những cây hồng lộc có độ cao từ 1-2m.
- Cây có nhiều cành nhánh nhỏ. Tán cây có hình trứng hoặc hình elip với rất nhiều lộc mọc trồi lên rất bắt mắt.
- Lá hồng lộc có hình bầu dục, đỉnh lá nhọn, màu xanh bóng láng. Lá hồng lộc non có màu hồng hay cam vàng vô cùng độc đáo.
- Hoa hồng lộc có màu trắng, xòe rộng. Hoa có nhiều cánh nhỏ như hoa mận, hoa đào. Ở Việt Nam rất hiếm gặp được hoa hồng lộc.
- Quả hồng lộc nhỏ, tròn. Khi chín có màu tím đen, gần giống với quả sim.
Đặc điểm phân bố của cây Hồng lộc
Cây hồng lộc có nguồn gốc ở các nước châu Á. Sau này cây được nhân giống và có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Cây hồng lộc ở nước ta được nhân giống và trồng làm cảnh rất nhiều tại các khuôn viên gia đình hoặc các công trình lớn, cơ quan Chính phủ…
Cây hồng lộc trong phong thủy
1. Cây hồng lộc hợp mệnh gì?
Cây hồng lộc hợp mệnh gì là quan tâm của không ít người đam mê cây cảnh. Trên thực tế, màu sắc của cây đã phần nào giải đáp thắc mắc này. Với sắc đỏ, cây phù hợp với những người mệnh Hỏa và Thổ. Người mệnh Hỏa hay Thổ khi trồng cây này sẽ luôn gặp may mắn, làm gì được nấy, hồng phát.
Cây hồng lộc không thích hợp với người mệnh Kim.
2. Ý nghĩa của cây hồng lộc trong phong thủy
Cây ra lộc quanh năm cùng màu sắc đẹp mắt nên trong phong thủy, hồng lộc tượng trưng cho sự lộc lá, đem lại tài lộc cho người sở hữu.
Cách trồng và chăm sóc cây hồng lộc
Nếu có ý định trồng cây hồng lộc, để cây được xanh tốt và phát triển, bạn cần lưu ý các bước trồng và chăm sóc dưới đây.
1. Cách trồng
Độ ẩm và ánh sáng
Hồng lộc là cây ưa ẩm và thông thoáng, với những nơi càng có ánh sáng đầy đủ thì cây càng phát triển.
Thời vụ trồng và chọn đất trồng
Hiện nay hồng lộc có thể trồng quanh năm. Về đất trồng, nên chọn đất thịt giàu dinh dưỡng, hoặc đất thịt pha cát và có thể trồng trên đất sỏi.
Kỹ thuật trồng
Có nhiều phương pháp để trồng cây hồng lộc, nhưng cơ bản thì có thể trồng và nhân giống bằng 3 phương pháp chính.
Trồng hạt
Phương pháp đầu tiên là nhân giống bằng cách trồng hạt. Tuy nhiên phương pháp này ít khi được sử dụng vì là phương pháp có nhiều rủi ro.
Giâm cành
Trồng bằng cách giâm cành được áp dụng phổ biến.
- Khi trồng tiến hành chuẩn bị đất, đất phải tơi xốp và được trộn nhiều phân xanh đã hoại mục.
- Đặt những nhánh cây khỏe vào nước, giữ ẩm trong vòng 1 tuần, rễ sẽ bắt đầu mọc ra, sau đó để vào đất.
- Nên giâm ngập 2/3 cành xuống đất, xéo 60 độ, nếu giâm vào mùa xuân thì tỉ lệ sống có thể lên đến 100%.
Trồng từ loại cây giống
Phương pháp cuối cùng là trồng từ loại cây giống:
- Bạn cũng chuẩn bị đất tương tự như việc giâm cành.
- Sau đó lấy cây ra khỏi bầu và đặt trực tiếp xuống hố đất và lấp lại.
- Trong tuần đầu giữ ẩm cho cây bén rễ và tiến hành tưới nước cho hợp lý.
- Cần dùng cây cột cố định cây giống và hạn chế ánh nắng gay gắt cho cây.
2. Chăm sóc
- Luôn giữ đất ẩm cho đất và nơi trồng thoáng đãng, sạch sẽ để cây phát triển.
- Tưới nước hàng ngày cho cây, nhưng tránh tưới quá nhiều.
- Thăm và chăm cây định kỳ để kịp thời phát hiện các loại sâu bệnh từ đó có hướng phun thuốc xịt cho hợp lý.
- Định kỳ hàng tháng tưới phân bổ sung cho cây một lần.
- Thay đất mới cho cây sau hai ba năm để đảm bảo cây luôn đủ chất dinh dưỡng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.